PHP là gì?
PHP là PHP : Tên tiếng anh đầy đủ là PHP – Hypertext PreprocessorPHP là ngôn ngữ được thực hiện trên máy chủ, như ASP
PHP có mã nguồn được thực hiện và xử lí bởi máy chủ.
PHP Hổ trợ nhiều loại cơ sở dử liệu khác nhau (MySQL, Informix, Oracle, Sybase, Solid, PostgreSQL, Generic ODBC, etc.)
PHP là một phần mềm mã nguồn mở
PHP được sử dụng miễn phí, và rộng rãi.
Tệp PHP là gì?
Tệp PHP có thể chứa các nội dụng như: HTML, văn bản thô, hoặc mã PHP
Tệp PHP khi được truy xuất từ máy khác sẽ trả về trình duyệt văn bản HTML
Tệp PHP có các dạng chuẩn “.php”, “.php3″, or “.phtml”. Phổ biến nhất là .php
MySQL là gì?
MySQL là cơ sở dữ liệu, được lưu trên máy chủ
MySQL là giải pháp hữu hiệu cho các ứng dụng lớn và nhỏ
MySQL hổ trợ nguôn ngữ thao tác dữ liệu SQL
MySQL tương thích cao với nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau
MySQL cũng như php, được sử dụng miễn phí và dùng rộng rãi
PHP + MySQL
PHP kết hợp with MySQL là một ứng dụng đa nền tảng (Bạn có thể thiết kế trên Windows hoặc cả UNIX)
Tại sao phải dùng PHP
PHP chạy trên được nhiều Hệ điều hành (Windows, Linux, Unix, vv)
PHP tương thích cao với tất cả các phần mềm máy chủ phổ biến (Apache, IIS, vv)
PHP hoàn toàn miễn phí, có thể tải về từ www.php.net
PHP đơn giản, dể học, hiệu quả cao. Thực hiện nhanh chóng trên máy chủ và trả về kết quả.
Okê, vây chúng ta bắt đầu từ đâu nào?
Để tiếp cận nhanh chóng với PHP, trước hết chúng ta sẽ cài WWW Server (tất nhiên rồi ) hãy cài Apache lên máy chủ của bạn, sau đó cài PHP, tiếp đến MySQL -> Máy chủ của bạn đã sẵn sàng để hoạt động với ngôn ngữ PHP
Hoặc tìm các dịch vụ hosting có hổ trợ PHP và MySQL
Cài đặt Localhost để học PHP
Cuối cùng, quan trọng nhất chính là phải có nơi để ta thực hành code. Và Localhost chính là biện pháp miễn phí, đơn giản nhất. Nếu bạn chưa có localhost trên máy mình bạn nên xem qua bài viết Hướng dẫn cài đặt localhost để học PHP.
Qua các vấn đề trên, sẽ giúp phần nào cho các bạn chưa từng biết gì về PHP, có một cái nhìn sơ lược về ngôn ngữ này. Trong bài viết tiếp theo mình sẽ đề cập đến các hàm cơ bản của PHP. Bây giờ tạm thế thôi.
Đăng nhận xét