Hiện nay blogger – blogspot của Google đang được rất nhiều người sử dụng để làm các trang cá nhân, trang bán hàng, trang tin tức, trang phim, trang thư viện ảnh,…Tuy nhiên rất nhiều người chưa biết những giới hạn mà blogger đưa ra là gì?
Bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về những điểm giới hạn của Blogger mà các bạn nên biết để có thể định hướng phát triển trang blog của bạn tốt nhất:
1. Số lượng Blog được phép tạo trên mỗi tài khoản
Với mỗi tài khoản Google bạn chỉ có thể tạo tối đa 100 Blog con cho tài khoản đó.Cách đăng ký thì hoàn toàn nhanh và đơn giản bạn có thể xem Tại đây.
2. Số bài viết (posts)
- Số bài viết: Không có giới hạn về số bài viết trên Blog và tất cả các bài viết (bao gồm bài viết đã được xuất bản, dạng bản nháp draf) đều được lưu trên tài khoản Google của bạn (trừ khi bạn đã xóa bài viết hoặc bài viết đó vi phạm điều khoản của google và bị xoá).Độ lớn của mỗi bài viết: không có giới hạn nào về bài viết, bạn có thể viết bao nhiêu tuỳ ý, tuy nhiên không nên viết quá dài nó sẽ khiến cho trang của bạn bị vỡ bố cục và mất nhiều thời gian hơn để tải (điều này hoàn toàn không tốt cho Seo)
3. Dung lượng của mỗi trang:
- 1Mb là dung lượng tối đa mà Google qui định cho tất cả các trang trong blog (trang bài viết, trang lưu trữ, trang chính…).- Với 1Mb dung lượng bạn có thể lưu trữ rất nhiều bài viết. Tuy nhiên có một vấn đề phát sinh là nếu trang chủ của bạn hiển thị quá nhiều bài viết thì sẽ có thông báo lỗi “006 Please contact Blogger Support.” hoặc hiển thị thiếu một số bài viết trên kiểu trang index và khiến cho trang của bạn tải theo chiều hướng "Rùa bò" Để khắc phục những lỗi này bạn nên có một số lượng bài viết nhất định trên các trang chủ, trang nhãn, trang lưu trữ (thường thì từ 20 trở xuống tuỳ theo nội dung và cách bố trí sắp xếp các bài viết của bạn) đồng thời giảm dung lượng của mỗi bài viết thông qua dấu ngắt, Bạn có thể xem hướng dẫn khắc phục chi tiết tại đây.
4. Dung lượng lưu trữ hình ảnh:
Số hình ảnh liên kết từ tài khoản Google+ là 15GB dung lượng lưu trữ miễn phí (chia sẻ với các dịch vụ Google Drive, Google+ và Gmail). Nếu bạn chỉ có tài khoản Blogger mà chưa nâng cấp và sử dụng dịch vụ Google+ thì bạn sẽ có 1GB lưu trữ trên picasa.Lưu ý: nếu bạn đăng ký tài khoản Google+, những hình ảnh có kích thước bé hơn 2048 x 2048 pixels sẽ không tính vào dung lượng cho phép lưu trữ. Đối với người dùng không đăng ký Google+, những hình ảnh bé hơn 800 x 800 pixels sẽ không tính vào dung lượng lưu trữ.
Kích thước của hình ảnh: Khi đăng bài qua trình duyệt web trên desktop hoặc laptop thì kích cỡ hình ảnh không bị giới hạn. Khi bạn đang bài qua Ứng dụng Blogger trên điện thoại hoặc trình duyệt web dành cho các thiết bị di động thì kích cỡ cho mỗi ảnh cho phép là 300Kb.
5. Số Số lượng bình luận (comment) cho phép trên mỗi bài viết
Google không giới hạn số bình luận cho mỗi bài viết, và việc lưu trữ các bình luận cũng giống việc lưu trữ bài viết phía trên ngay cả khi bạn đã ẩn các bình luận đó.Tuy nhiên có một hạn chế nhỏ là với bài viết có trên 200 nhận xét thì những nhận xét từ 120 sẽ bị đẩy lên trang sau, nếu không chú ý nhiều người sẽ tưởng không đăng được nhận xét trên trang đó. Do vậy bạn nên phân trang cho những bài viết có trên 200 nhận xét như bài hướng dẫn này.
6. Số lượng cộng tác viên và quản trị viên blog
100 là số lượng cộng tác viên và thành viên mà bạn có thể thêm cho mỗi blog, đây cũng chính là nguyên nhân bạn không thể phát triển một blogspot theo hướng của một diễn đàn có nhiều thành viên.
7. Số lượng Nhãn (Labels)
Số lượng nhãn tối đa có thể thêm là 5000 label trên mỗi blog (trước kia là 2000 Label), 20 label trên mỗi bài viết.3. Mô tả cho blog (Blog description)
Mô tả của blog tối đa chỉ được 500 ký tự, không hỗ trợ các thẻ HTML và Javascripts.Favicon: giới hạn dung lượng là 100KB
Thông tin cá nhân: Cho phép tối đa 1200 ký tự nói về bản thân trong phần tiện ích giới thiệu về tác giả của blog.
Thông tin về sở thích, các vấn đề được quan tâm: Tối đa 2000 ký tự.
Trên đây namkna đã giới thiệu đến cho các bạn những giới hạn của blogspot mà mỗi một blogger khi chọn nền tảng này nên biết để có thể định hướng và phát triển trang của mình theo hướng có lợi nhất và tốt nhất.
Nguồn : namkna
Đăng nhận xét